Và nếu có ai đó ngắm nhìn
dừng chân và cảm mến
con người trong tôi
tức là tôi đã thành công
Nếu tôi thất bại và chẳng ai chìa tay cho tôi
tôi sẽ đút tay vào túi, thật sâu
Mặc kệ.
Không sao đâu, Marie, em vẫn đẹp như thường.
(Điềm Phùng Thị, 1967)
Mẹ và con
Ở Paris có 36 tượng đài nghệ thuật của Điềm Phùng Thị, ở Việt Nam hầu như rất ít. Vậy mà bà vẫn cứ là người Việt Nam, người nghệ sĩ không thể lãng quên của Việt Nam, gần gũi với quê hương. Điều ấy có phải là "bi kịch" về sự ảnh hưởng của Điềm Phùng Thị?
Sinh năm 1920 tại vùng đồi Châu Ê (Thừa Thiên - Huế), cô tiểu thư con gái một vị quan gốc Hà Tĩnh của triều đình nhà Nguyễn với vóc người nhỏ nhắn ngay từ thuở bé đã ấp ủ một ước mơ vô hình trong những trò chơi nặn đất. Mẹ mất sớm, tuổi thơ của Phùng Thị Cúc (tên khai sinh của Điềm Phùng Thị) theo người cha di dời nhiệm sở trải qua trên vùng lăng Khải Định và miền đất cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên nắng gắt và mưa lầy đã thấm đẫm trong ký ức, theo cô trong cả những ngày rời xa đất nước.
Trong những năm 1941 – 1946, Phùng Thị Cúc học nha khoa tại Đại học Y khoa Hà Nội và là một trong những sinh viên đầu tiên nhận bằng bác sĩ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, cô lên đường tham gia kháng chiến, phục vụ trong ngành y tế. Vì một cơn bạo bệnh, Phùng Thị Cúc được đưa sang Pháp điều trị. Tại Pháp sau khi khỏi bệnh, Phùng Thị Cúc tiếp tục học và năm 1954 cô bảo vệ luận án tiến sĩ nha khoa tại Pháp.
Năm 1959 nha sĩ Phùng Thị Cúc đến với điêu khắc bằng tên ghép chung với người chồng nha sĩ Bửu Điềm, cháu trong dòng họ của "ông hoàng nhà thơ" Tuy Lý Vương. Ở buổi ban đầu của tài năng thiên bẩm, những tác phẩm bằng đất sét như "Thần Vệ Nữ" (1960) đã lấp lánh một khả năng tạo hình với thiên tính thiên thần - mẹ có chất lượng hoàn hảo. Và đến năm 1961, khi bước chân vào ghi danh trong xưởng dạy nghệ thuật thực hành của Volti tại Pháp, cô mới tìm thấy được chính mình. Tờ Le Firago, ngay trong ngày 13.10.1966, khi Điềm Phùng Thị tổ chức triển lãm lần đầu tiên tại nhà trưng bày Tuổi Trẻ do Elizabeth Thins tổ chức đã trang trọng đưa lời đánh giá của nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng Raymond Cogiat: "Những gợi cảm giàu chất thơ toát ra từ tác phẩm của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị vừa mang giá trị thần bí của nghệ thuật đồ hoạ, vừa có tứ thơ của chất liệu, những thành tố kết hợp với nhau tạo ra một thế giới bí ẩn sống động thật lạ lùng". Những tác phẩm của chị từ "Em gái nhỏ Pháp" đến "Phật tổ" trong số biết bao nhà tạc tượng Viễn Đông quả thực đã để lại một dấu ấn trong giới điêu khắc hiện đại Paris với sự tiên tri của một phong cách sáng tạo giản dị, tinh tế, không cầu kỳ xa lạ.
Sinh năm 1920 tại vùng đồi Châu Ê (Thừa Thiên - Huế), cô tiểu thư con gái một vị quan gốc Hà Tĩnh của triều đình nhà Nguyễn với vóc người nhỏ nhắn ngay từ thuở bé đã ấp ủ một ước mơ vô hình trong những trò chơi nặn đất. Mẹ mất sớm, tuổi thơ của Phùng Thị Cúc (tên khai sinh của Điềm Phùng Thị) theo người cha di dời nhiệm sở trải qua trên vùng lăng Khải Định và miền đất cực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên nắng gắt và mưa lầy đã thấm đẫm trong ký ức, theo cô trong cả những ngày rời xa đất nước.
Trong những năm 1941 – 1946, Phùng Thị Cúc học nha khoa tại Đại học Y khoa Hà Nội và là một trong những sinh viên đầu tiên nhận bằng bác sĩ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, cô lên đường tham gia kháng chiến, phục vụ trong ngành y tế. Vì một cơn bạo bệnh, Phùng Thị Cúc được đưa sang Pháp điều trị. Tại Pháp sau khi khỏi bệnh, Phùng Thị Cúc tiếp tục học và năm 1954 cô bảo vệ luận án tiến sĩ nha khoa tại Pháp.
Năm 1959 nha sĩ Phùng Thị Cúc đến với điêu khắc bằng tên ghép chung với người chồng nha sĩ Bửu Điềm, cháu trong dòng họ của "ông hoàng nhà thơ" Tuy Lý Vương. Ở buổi ban đầu của tài năng thiên bẩm, những tác phẩm bằng đất sét như "Thần Vệ Nữ" (1960) đã lấp lánh một khả năng tạo hình với thiên tính thiên thần - mẹ có chất lượng hoàn hảo. Và đến năm 1961, khi bước chân vào ghi danh trong xưởng dạy nghệ thuật thực hành của Volti tại Pháp, cô mới tìm thấy được chính mình. Tờ Le Firago, ngay trong ngày 13.10.1966, khi Điềm Phùng Thị tổ chức triển lãm lần đầu tiên tại nhà trưng bày Tuổi Trẻ do Elizabeth Thins tổ chức đã trang trọng đưa lời đánh giá của nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng Raymond Cogiat: "Những gợi cảm giàu chất thơ toát ra từ tác phẩm của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị vừa mang giá trị thần bí của nghệ thuật đồ hoạ, vừa có tứ thơ của chất liệu, những thành tố kết hợp với nhau tạo ra một thế giới bí ẩn sống động thật lạ lùng". Những tác phẩm của chị từ "Em gái nhỏ Pháp" đến "Phật tổ" trong số biết bao nhà tạc tượng Viễn Đông quả thực đã để lại một dấu ấn trong giới điêu khắc hiện đại Paris với sự tiên tri của một phong cách sáng tạo giản dị, tinh tế, không cầu kỳ xa lạ.
Ðiềm Phùng Thị đã được thừa nhận là một tên tuổi đáng kể, trở thành một đại diện, một trong những nét điển hình của thời đại, trong ngành nghệ thuật điêu khắc. Tác phẩm của Ðiềm Phùng Thị là kết tinh của sự chuyển hóa vi tế, nhuần nhuyễn tinh thần nghệ thuật Ðông-Tây. Người phương Tây thấy trong tác phẩm của bà nét vẻ tâm hồn Á Ðông, người phương Ðông lại thấy sự chuyển hóa nhuần nhuyễn nét vẻ phong cách Âu Châu. Giới nghệ thuật phương Tây đánh giá cao về sự sáng tạo, ở cách thức sử dụng “nghệ thuật mô-đun”: sự mới mẻ của 7 mẫu tự (mô-đun) cơ bản trong tác phẩm của Ðiềm Phùng Thị. Nhiều tác phẩm của Ðiềm Phùng Thị đã được trưng bày ở nhiều viện bảo tàng của nước Pháp, tượng đài do bà thực hiện được dựng trên đất nước của nghệ thuật. Mỗi cuộc triển lãm, trưng bày tác phẩm của Ðiềm Phùng Thị ở Châu Âu đều được chú ý, là một sự kiện văn hóa đáng kể. Tên tuổi Ðiềm Phùng Thị nằm trong danh sách nghệ sĩ sáng tác tranh tượng của thế kỷ XX (từ điển Larousse - L' Art du XX, Siècle: Dictionnaire de peinture et de sculpture, 1992). Triển lãm, trưng bày tranh tượng của Ðiềm Phùng Thị đã được tổ chức ở nhiều nước Châu Âu trên 20 lần.
Trong những năm cuối đời, về lại quê nhà ở thành phố Huế, bà đã chuyển theo toàn bộ số tác phẩm còn giữ lại ở Pháp với số lượng gần 300 tác phẩm lớn nhỏ, đa số là tượng. Mỗi ngày bà Ðiềm Phùng Thị chỉ dạy các em nhỏ côi cút tật nguyền nghề vẽ tranh làm tượng. Tháng 2-1994, nhà trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị (với 175 tác phẩm) đã khánh thành tại biệt thự số 1 - Phan Bội Châu - Huế. Giới văn nghệ sĩ trong nước đã xem đó là một sự kiện trọng đại của nghệ thuật Việt Nam. Ở đây dường như người ta có thể nhìn thấy mình trong ký ức tuổi thơ, trong những yêu thương vô bờ của số phận con người và của sự sống và cái chết. Những bức tượng "Hồ hân hoan" hay "Mẹ và con", "Im lặng lớn" là chứng tích cho sự biểu đạt không thể nói bằng lời, ghi danh Điềm Phùng Thị vào mỹ thuật điêu khắc thế giới.
Bảo tàng nghệ thuật Điềm Phùng Thị
Đi qua những nẻo đường của tiềm thức và tâm linh, trăn trở trong lòng bà vẫn là một mách bảo bí mật về thế giới gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những mẫu hình chính xác, đơn giản nhưng mang tính thẩm mỹ cao trong bàn tay nghề thuở trẻ. Ở một thế giới riêng nào đó, những mẫu hình ấy từ ngôn ngữ hình khối trinh nguyên đã uyển chuyển trong bố cục tạo dựng với sự đơn giản tuyệt đối rồi được rút gọn thành những mẫu tự, những thành tố và mở rộng đến vô cùng. Vô cùng trong kích thước. Vô cùng trong chất liệu. Vô cùng trong thời gian. Đấy là bí mật của sự giản dị như chuyển động của cỏ cây, hoa lá giữa đất trời, vừa âm vang những hào quang văn hoá vừa hướng đến tinh thần trác việt của bản thể hồn nhiên.
Nhào lộn
Bà mẹ Trái đất
Chị em
.
Chiến sĩ ra trận vác theo vợ
Như đoán trước ngày ra đi, ở tuổi 81, bà công bố tặng toàn bộ tài sản nghệ thuật của mình cho thành phố Huế, như một sự tri ân với quê hương. Khi hay tin nữ nghệ sĩ lớn của điêu khắc Việt Nam thế kỷ XX qua đời, những câu nói của Hoàng Phủ Ngọc Tường càng làm lòng người rưng rưng xúc động: Hình như những nghệ sĩ lớn đều được sinh ra để tạo dựng một thế giới riêng, ở đó mọi người đều có thể rong chơi như đứa bé và ngạc nhiên gặp lại những vật quen thuộc hàng ngày bỗng hiện ra với ánh sáng lạ thường. Thế giới Điềm Phùng Thị là như thế... Một nơi nào đó, trong cõi ngoài chúng ta, người "công dân thế giới" ấy hẳn đang rong chơi như một đứa trẻ bằng sự lặng im hồn hậu của chính mình. "Khi sáng tác, tôi đã hạnh phúc, đã đau khổ. Các tác phẩm điêu khắc đó bây giờ không còn thuộc về tôi, tôi trao chúng cho các bạn"- đó là di chúc cuối cùng Điềm Phùng Thị gửi lại cho chúng ta, như một lời nhắn nhủ về những bí mật nghệ thuật vĩnh hằng, những chiếc lá mỏng manh về cội...
Trớ trêu thay, dường như những tác phẩm đó lại được công chúng biết đến qua các bản tin là bị “nhốt” trong kho, bám đầy bụi bẩn và mạng nhện hay đang bị chôn vùi trong cỏ dại. Nước Pháp đã cho bà tự do để tâm hồn bà được bay bổng. Người Pháp ngạc nhiên không hiểu vì sao một người đàn bà Việt Nam mảnh dẻ và dịu dàng như bà lại thực hiện được những tác phẩm kỳ lạ có sức nặng ngàn cân về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bà đã được yêu mến và tôn vinh tại Pháp. Nhưng lòng hoài hương cứ khắc khoải, bà khổ công đem hết gia tài của mình về tặng cho quê hương và yên nghỉ trên mảnh đất quê nhà.
Không biết bà có lường trước được sự thật? Nhìn cách người ta cư xử với tác phẩm của bà, trái tim và nhân cách vĩ đại của bà thấy thật đáng buồn thay. Người ta không biết trân trọng những tấm lòng thành thật như tấm lòng của Điềm Phùng Thị. Xin đừng lý giải là do thiếu hiểu biết hay kinh phí, chúng ta đang mắc nợ chính con cháu chúng ta./.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Một nét tính cách của chị Điềm Phùng Thị
PHẠM THỊ CÚC
Mộ Điềm Phùng Thị
Em là gái bên song cửa
Anh là mây bốn phương trời
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn ngồi bên song cửa
Em chỉ là em gái thôi
Người em sầu mộng muôn đời
Tình như tuyết giăng đầu núi
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời
Ai bảo em là giai nhân
Cho anh lòng anh đau buồn
Ai bảo em ngồi bên song
Cho vương nợ thi nhân...
... Cho lòng anh đau khổ...
... Cho mộng tràn gối chăn...
Em là gái bên song cửa
Anh là mây bốn phương trời
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn ngồi bên song cửa
Em chỉ là em gái thôi
Người em sầu mộng muôn đời
Tình như tuyết giăng đầu núi
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời
Ai bảo em là giai nhân
Cho anh lòng anh đau buồn
Ai bảo em ngồi bên song
Cho vương nợ thi nhân...
... Cho lòng anh đau khổ...
... Cho mộng tràn gối chăn...
Bài thơ phổ nhạc thành bài hát đó, tôi đã hát từ đầu những năm sáu mươi, thuộc lòng đến tận bây giờ, những mãi sau nầy tôi mới biết là của cố nhà thơ Lưu Trọng Lư dành tặng chị.
Lần đầu tiên tôi biết chị, là lúc chị đã ngoài bảy mươi. Nhìn mái tóc bạc trắng như bạch kim của chị, tôi gọi bằng cô, nhưng chị bảo “em cứ gọi là chị, cho trẻ...”. Ban đầu, tôi cứ ngài ngại thế nào, nhưng đã gần mười năm nay, tiếng “chị” nghe thật gần gũi, thân thương.
Dáng người nhỏ nhắn, bù lại, chị có gương mặt đẹp tuyệt vời. Chị cho tôi xem tấm ảnh chụp khi chị và anh Bửu Điềm mới cưới nhau, khuôn mặt mới đẹp làm sao! Cái mũi cao, thẳng, hai má lại có hai lúm đồng tiền, nên nhìn mặt chị, ta có cảm giác như chị đang cười.
Chị là một con người tài hoa, vừa giỏi khoa học (là bác sĩ nha khoa, tốt nghiệp ở Việt Nam, sau đó ở Pháp) vừa giỏi nghệ thuật, là một nhà điêu khắc nổi tiếng ở Châu Âu, tác phẩm của chị đã được dựng nhiều nơi ở nước Pháp, chị là viện sĩ Viện Hàn Lâm Châu Âu... Những điều đó, đài báo đã nói nhiều rồi, ở đây tôi xin nói một “chút” về “phạm trù” tính cách, tình cảm của chị.
Là một nghệ sĩ lớn, nhưng chị sống rất tình cảm. Ngày 29 - 5 - 1998 tôi từ Toulon - Var (một thành phố của miền nam nước Pháp, nằm bên bờ biển Địa Trung Hải, cách Paris 834 km về nhà chị ở 4 rue René Isidore. 92260 FONTENAY aux Roses. Đó là một căn hộ tập thể rất đẹp ở tầng trệt, phía trước có vườn hoa, cây cảnh... cắt xén rất công phu. Như lời anh Nguyễn Xuân Hồng (bạn thân của chị ở Paris ) đã nói: “Nhà chị Điềm ở khu phố ngoại ô của nhà giàu. Không như ở Việt Nam, ở các nước Âu-Mỹ, người càng giàu, càng thích ở xa trung tâm thành phố, xa những nơi buôn bán, siêu thị... ồn ào”. Ngôi nhà này chị đã bán cho một người Pháp ở căn hộ phía trên căn hộ của chị, vì vậy chị ở thêm ngày nào phải trả một nghìn Francs mỗi ngày (tương đương hai triệu đồng VN). Những ngày đó, chị bận túi bụi cho việc sáng tác thêm tranh, tượng... để đưa đi Washington DC triển lãm. Việc có cuộc triển lãm của chị ở Mỹ cũng rất tình cờ: một du khách người Mỹ, là chủ một Galery ở Washington, nhân một chuyến du lịch sang Việt Nam, tình cờ đọc được trên máy bay một bài báo nói về chị, bà ta liền liên hệ với chị và dự định sắp xếp cho cuộc triển lãm đó.
Tháng 3 - 1998 khi chị mới trở lại Paris để hoàn tất lo việc bán nhà thì nhận được hợp đồng triển lãm ở Washington , bấy giờ chị đã 78 tuổi. Thế mà chị làm ngày, làm đêm, làm không biết mệt mỏi. Chị làm một loạt tranh tượng mà tôi chưa thấy ở Việt trước đó. Những bức tranh ghép từ những mảnh vải màu, như tranh Nguyễn Trãi, tranh các môđun ghép lại...), nấu đồng chảy ra (có ánh nhũ vàng) và đổ lên trên... thành những hình dạng rất đặc biệt... Thật tình tôi cũng không thể nào hiểu hết, có hỏi, chị trả lời “ai muốn hiểu thế nào thì hiểu”.
Những ngày đó, chị làm việc suốt ngày đêm đến nỗi quên cả ăn, cả ngủ... Tôi hỏi chị có mệt không, chị bảo “Ham làm không thấy mệt”. Khi chị thấy đã đủ số tranh, tượng để gởi đi Mỹ, thì lại đến bao nhiêu công việc không tên đi kèm theo như đóng, gói... lên danh sách, giá cả...
Người chị mến và hay nhắc đến đầu tiên là anh Nguyễn Văn Mễ Chủ tịch tỉnh TT.Huế. Có lần tôi trêu chị “Chị thì khi mô cũng anh Mễ hết” (thế mà nay chị đi xa mãi mãi thì anh Mễ lại bận việc nước ở Hà Nội không về kịp). Người thứ hai là anh Tô Nhuận Vỹ. Lần đầu chị về Huế, chị nhất thiết đòi anh Vỹ phải làm đại diện cho chị, để thành lập nhà trưng bày (ở số 1 Phan Bội Châu bây giờ). Những ngày chị đau ốm, mỗi lần chúng tôi đến thăm, chị cầm tay anh Vỹ và rơm rớm nước mắt nói “Em đừng bỏ chị mà tội!” Một người nữa, chị thương như con cháu là Xuân Phương. Chị nói với tôi “Khi nào đi Mỹ triển lãm chị sẽ cho Phương đi cùng”. Thế mà trời lại bắt chị đau để “giấc mộng nghệ thuật” của chị ở bên kia Thái Bình Dương không thành, thật thương chị quá!
Tôi được may mắn ở với chị mười ngày ở... FONTENAY aux Roses. Ban ngày bên chị có anh Hoàng (người giúp chị lo giấy tờ, nhà cửa), anh Sa (cũng là bạn của anh Hà Thúc Đạt và anh Nguyễn Xuân Hồng mà hai anh gọi là Sang, cho nó “sang”) giúp chị làm tranh, tượng... Anh Đạt, anh Hồng là hai anh người Huế, bạn thân của chị ở Paris . Cô Hiếu - cô gái nấu ăn cho chị ở Pháp nói: “Lần đầu tiên em thấy bác (chỉ chị Điềm) cho chị ở với bác đến mười ngày. Em nấu cơm cho bác mười tám năm nay, chưa bao giờ thấy ai được ở lại nhà bác, dù chỉ một ngày, cả người Việt lẫn người Pháp”.
Đến bữa ăn, chỉ còn lại chị và tôi. Chị ăn rất ít, ngược lại với sức làm việc rất nhiều của chị. Đêm nào cũng vậy, đã mười hai giờ đêm rồi mà chưa ai ngủ được. Thế mà trước lúc đi ngủ, lúc nào chị cũng lấy 2 viên thuốc ngủ, “chị uống một viên, còn em một viên”. Chị có tuổi, ít ngủ đã đành, còn tôi, tuy qua Pháp đã gần bốn tháng nhưng vẫn chưa quen giờ giấc. Ơ Pháp chậm hơn ta sáu tiếng về mùa hè và năm tiếng về mùa đông. Cứ đến ngày xuân phân 20-3 hàng năm, người dân Pháp lại vặn đồng hồ thêm một giờ. Bởi vậy ở Pháp mùa xuân, mùa hạ có ngày đến hơn tám giờ tối rồi mà vẫn còn ánh sáng mặt trời. Vì thế ngày rất dài, nhưng đêm lại quá ngắn. Phòng ngủ của chị sát chân cầu thang lên các tầng trên của khu nhà, mỗi lần có ai về khuya, bấm chuông cầu thang, hai chị em cứ tưởng họ bấm chuông nhà mình. Tôi hỏi chị: “Sao chị không ngủ một trong những phòng phía trong, xa cầu thang cho đỡ ồn?” Chị nói “Anh Điềm thích ngủ ở phòng nầy”. Chị thương chồng đến nỗi, khi anh không còn nữa chị vẫn ngủ ở phòng đó, như khi anh còn sống.
Nói đến việc chăm sóc chồng, chị quả là người phụ nữ khác thường. Khác thường ở chỗ chị rất mực yêu thương chồng từ trẻ cho đến lúc già, anh bị căn bệnh quái ác là “mất trí nhớ”. Chị kể: Khi còn ở Pháp một người bạn của anh chị làm được một căn nhà mới, to, đẹp, anh chị đến thăm. Anh đứng trên đầu cầu thang, bị trượt chân, anh lăn xuống chân cầu thang và đập đầu vào một cái thùng gỗ, từ đó, anh lâm trọng bệnh.
Chị vừa lo công việc sáng tác, làm ngày, làm đêm, bao nhiêu cuộc triển lãm Đông, Tây, Âu, Á... vừa lo chữa bệnh cho chồng. Ai bày vẽ gì chị cũng nghe, xa mấy, khó khăn mấy, chị cũng chạy thầy, chạy thuốc cho anh. Anh Điềm cũng là bác sĩ nha khoa, còn giỏi hơn cả chị nữa! (theo lời chị nói). Bệnh tình của anh không hề thuyên giảm, chị đưa anh về nước để chữa “nhân điện”. Chị bươn bả hàng ngày thuê người, thuê xe đưa anh đến chùa Diệu Đế để “nhân điện”. Những lúc chị phải đi xa (về Pháp chẳng hạn), anh còn nói “Cúc đi mau mà về”. Nói xong câu đó, bao giờ anh cũng khóc. Sau nầy, khi bệnh quá nặng (lại thêm tuổi già) đến tên chị anh cũng không còn nhớ nữa. Mỗi lần chúng tôi đến thăm, thấy hai vợ chồng già mà thương yêu nhau hết mực, tôi cũng tự nhủ mình, noi gương chị mà sống cho tốt hơn.
Đêm thứ hai ở nhà chị, trước lúc đi ngủ, chị vào phòng tắm, thấy tôi đang đánh răng với cái bàn chải tôi mang theo. Chị la “Em dùng cái bàn chải chi mà cũ rứa?. Tôi nói “Cái nầy em mới dùng có vài tháng chứ mấy!” Chị nói: “Vài tháng mà còn chứ mấy!”. Hôm sau chị đi siêu thị mua về cho tôi cái bàn chải của Pháp hẳn hoi. Tôi vẫn còn giữ cái bàn chải ấy cho đến bây giờ để làm kỷ niệm.
Buồn cười, nhiều lúc ngồi nói chuyện, chị còn lên “lập trường” với tôi, chị bảo: “Em qua đây ăn nói cho cẩn thận đó nghe!”. Tôi dạ ran, còn chọc: “Chị ghê quá hí!” Chị cười trông thật hiền...
... Mới biết chị đó, thoắt đã gần mười năm. Và bây giờ chị đã thành người thiên cổ! Đời người “sinh ký, tử quy”; viết những dòng nầy tôi đã khóc, thương chị rất nhiều...
Mấy tháng gần đây, chị hay gọi điện thoại lên nhà tôi và nói “Chị thấy anh Bửu Điềm về!. Nếu tôi có nói “Anh Điềm mất rồi!” là chị giận lắm. Chị nói “Cho chị nói chuyện với anh Vỹ, để hỏi anh Bửu Điềm đang ở đâu?”
Bây giờ trở đi, chị chẳng còn để gọi em có ngày đến hai, ba lần nữa rồi! Em cầu mong cho chị và anh Bửu Điềm sum vầy với nhau nơi chín suối.
No comments:
Post a Comment